87 lượt xem
SOHC và DOHC nói tới 2 kết cấu hệ thống phân khối khí trong động cơ. Cả hai đều cần trục cam, con đội, cò mổ, xu-páp, lò xo.
SOHC (Single OverHead Camshaft) – trục cam đơn. Động cơ SOHC chỉ sử dụng 1 trục cam nằm ở phía trên nắp máy để kéo các van nạp và xả thông qua con đội hoặc cò mổ. Thông thường trục cam sẽ kéo 2 van, nhà sản xuất vẫn có thể lắp nhiều van hơn. Nhưng độ phức tạp và chi phí sẽ gia tăng gây sai mục đích sử dụng.
DOHC (Double OverHead Camshaft) – trục cam kép. Động cơ DOHC vẫn có cách bố trí như SOHC, nhưng DOHC sử dụng 2 trục cam kép kéo 4 van xả và hút riêng biệt. Nhờ tính độc lập này mà DOHC có thể lắp nhiều van khá dễ dàng. Và chu kỳ nạp, xả cũng diễn ra nhanh hơn giúp tốc độ vòng quay cũng lớn hơn.
Với động cơ SOHC các van nạp và xả được dẫn động bằng một trục cam duy nhất. Nên quá trình nạp/xả sẽ đồng bộ, động cơ sẽ duy trì được sự ổn định ở mọi vòng tua. Việc thiết kế chỉ có 1 trục cam giúp cho động cơ SOHC có kết cấu đơn giản làm cho quá trình chế tạo và chi phí thấp hơn.
Ở cùng 1 mức dung tích, DOHC sẽ sinh công lớn hơn SOHC. Do có tốc độ vòng quay nhanh hơn, ngoài ra góc đánh lửa của bugi tối ưu và nhiều van đảm trách nhiệm vụ hút, xả hơn. Nên DOHC giúp làm giảm rung lắc và giải nhiệt động cơ nhanh hơn. Việc bố trí được bu gi ở chính giữa đỉnh buồng đốt giúp cho động cơ DOHC có hiệu quả đốt cháy nhiên liệu tốt hơn.
Động cơ SOHC do trục cam phải đặt chính giữa buồng đốt để truyền động cho cả van nạp/xả. Nên bu gi phải đặt sang bên cạnh khiến hiệu quả sử dụng nhiên liệu kém hơn hẳn. Do vậy xe sử dụng động cơ SOHC thường hao xăng hơn động cơ DOHC.
Động cơ DOHC có cấu tạo động cơ phức tạp nên giá thành rất cao. Ngoài ra việc sửa chữa loại động cơ này đòi hỏi người thợ phải tỉ mỉ và có tay nghề cao. Kết cấu động cơ DOHC cồng kềnh làm trọng lượng xe tăng lên. Điều này ảnh hưởng một phần đến khả năng vận hành của xe.
Xem thêm các bài viết khác TẠI ĐÂY
Số điện thoại: 0908199269
Bình luận trên Facebook